一部上場企業 ベトナム現地法人社長の裏ブログ

ベトナム裏情報です。公の場では語られない事実を掲載。

建国記念日とHoChiMinh国家主席の命日同じなんですね。

実は、筆者は訪越する前はベトナムは社会主義国で「悪の枢軸」と考えており少々偏見と恐怖心がありました。


それから、10年くらいベトナムに住んで少しづつ歴史や人民の暮らしを見ている内に感じ方が変わってきました。


ベトナムは戦争で勝利し独立国として自分の足で立っている国です。
どのようなシステムで統治しているかはどうでもいい話だと感じました。


今ではHo Chi Minh国家主席の偉業はやはり凄いなと感じることばかります。ちなみに、氏の命日1969年9月2日と建国記念日9月2日って同日なんですね。これ偶然でしょうか。それとも、何か意図的に???



9 GIỜ 47 PHÚT NGÀY 02 THÁNG 9 NĂM 1969 - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TỪ TRẦN...


Trong mấy năm cuối đời, do tuổi đã cao nên Chủ tịch Hồ Chí Minh bị chứng suy tim không thể chữa khỏi. Chiều ngày 12/8/1969, Bác vẫn còn khỏe và nghe ông Lê Đức Thọ báo cáo tình hình Hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, rồi những ngày sau đó bệnh nặng hơn. Bác sĩ nói tim của Bác đã quá yếu, khó mà cứu chữa. Sau 2 tuần nằm trên giường bệnh, đêm ngày 1/9, Người bị hôn mê. Đến 6 giờ sáng ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng thở, các bác sĩ phải cho thở máy. Đến 9h sáng ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh bị một cơn suy tim nặng, các bác sĩ phải thực hiện công việc cấp cứu nhưng không có kết quả. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9h15, trái tim của Người đã ngừng đập.


Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969 (tức ngày 21 tháng 7 âm lịch) tại thủ đô Hà Nội, do bị suy tim, hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với ngày Quốc khánh, ngày mất của Bác được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, đến năm 1989 mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.


Hà Nội đã nhận được hơn 22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới. Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tự tổ chức truy điệu và đưa ra những lời ca ngợi Người. Một tuyên bố chính thức từ Moskva đã gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một "người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của phong trào Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và một người bạn lớn của Liên bang Xô Viết". Từ các nước Thế giới thứ ba, người ta ca ngợi Bác trong vai trò của người bảo vệ những con người bị áp bức. Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả Bác là sự kết tinh của "nhân dân và hiện thân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhân dân". Những bài báo khác đề cao phong cách giản dị và đạo đức cao của Người. Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:


“Chủ tịch Hồ Chí Minh có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dị trong mọi mặt.”


Phản ứng từ các nước phương Tây dè dặt hơn. Nhà Trắng và các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ từ chối bình luận. Báo chí phương Tây đặt sự chú ý cao đối với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Các tờ báo ủng hộ phong trào phản chiến có xu hướng miêu tả Bác như là một đối thủ xứng đáng và là người bảo vệ cho những con người bị áp bức. Ngay cả những tờ báo đã từng phản đối mạnh mẽ chính quyền Hà Nội cũng ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã cống hiến cả cuộc đời cho công cuộc kiếm tìm độc lập và thống nhất đất nước Việt Nam của Người, đồng thời là tiếng nói nổi bật trong việc bảo vệ những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.


Tang lễ được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 tại Quảng trường Ba Đình với hơn 100.000 người đến dự, trong đó có các đoàn đại biểu từ các nước xã hội chủ nghĩa. Hàng triệu người trên khắp đất nước Việt Nam đã khóc. Điếu văn truy điệu Bác do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc có những dòng sau:


“Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta...”
— Lê Duẩn


Trong di chúc, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của Đảng Lao động, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh để sau này nhân dân cả nước, nhất là nhân dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng Bác. Theo lời kể của con trai cả của Bí thư Lê Duẩn, Lê Duẩn đã nói với Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thi hài Bác nên được bảo quản lâu dài để đồng bào trong Nam và cả nước được đến thăm, nghe vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên trầm ngâm. Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô:


"Các đồng chí biết Bác Hồ của chúng tôi đối với dân tộc Việt Nam là thiêng liêng như thế nào. Nhất là đối với đồng bào miền Nam, họ hy sinh chiến đấu để được độc lập, thống nhất và cũng là để được gặp Bác cho toại nguyện. Bác cũng rất muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam, nhưng sức khỏe của Bác không cho phép. Vì vậy chúng tôi phải giữ thi thể của Bác để đồng bào Miền Nam chúng tôi được thấy dung nhan của Bác sau ngày chiến thắng."


Từ đó đến nay, thi hài Bác được bảo quản trong lăng tại Hà Nội!

×

非ログインユーザーとして返信する